PIN XE ĐẠP ĐIỆN

Pin xe đạp điện hiện nay có rất nhiều loại, mỗi loại có những cấu tạo khác nhau. Để biết chính xác xe đạp điện hiện nay có mấy loại, ưu và nhược điểm của mỗi loại ra sao bạn tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé!

1.Các loại pin xe đạp điện

1.1 Pin axit chì

Pin axit chì còn được gọi với tên thông dụng là ắc quy hay bình ắc quy. Đây là loại pin phổ biến hiện nay. Không chỉ được sử dụng rộng rãi ở xe đạp điện mà còn nhiều thiết bị điện khác.

Ắc quy axit chì là một loại ắc quy thứ cấp, so với nhiều loại ắc quy khác thì loại ắc quy chì này có khả năng sạc lại nhiều lần. Nhờ thế, sử dụng pin axit chì thời gian lâu dài, không phải tốn kém do thay bình ắc quy nhiều lần mà chỉ tốn tiền sạc bình thôi.

Cấu tạo của pin axit chì là sử dụng các tấm chì và chì oxit trong dung dịch axit sunfuric. Việc tạo ra dòng điện của pin axit chì để vận hành xe đạp điện là nhờ cơ chế chì oxit oxi hóa tấm chì.

Ắc quy axit chì bao gồm 2 loại: Ắc quy axit chì hở hay còn gọi là FLA và ắc quy axit chì kín, được gọi là SLA hoặc VRLA.

– Ắc quy axit chì FLA: Đặc điểm của loại ắc quy này là luồng khí bên trong bình có thể tự thoát ra ngoài được. Ắc quy hở khí dạng ngập nước khi sử dụng phải bảo dưỡng còn ắc quy hở khí khi dùng không phải bảo dưỡng.

– Ắc quy axit chì SLA hoặc VRLA: Ngược lại với FLA thì Loại ắc quy SLA hoặc VRLA  khí bên trong bình không thể thoát ra ngoài, gồm ắc quy khô tấm hút AGM và ắc quy khô gel.

Pin axit chì

1.2 Pin lithium ion

Pin lithium ion hay còn gọi với tên là pin LIB. Sự ra đời của pin lithium ion, viết tắt là LIB được đánh giá là bước đột phá trong kỷ nguyên nặng lượng sạch. Pin lithium ion ứng dụng công nghệ pin tiên tiến. Thành phần chính bên trong bao gồm ion lithium làm vật liệu điện cực âm và sử dụng dung dịch điện giải không dính.

Cấu tạo của pin lithium bao gồm 4 thành phần như sau:

+ Cực âm: Xác định công suất và điện áp của pin. Đây cũng là nguồn của các ion lithium.

+ Cực dương: Cực này cho phép dòng điện chạy qua mạch ngoài. Khi chúng ta sạc pin nguồn nặng lượng sẽ được dự trữ ở cực dương.

+ Chất điện phân: Sẽ là ống dẫn của các ion lithium giữa cực âm và cực dương. Chất này được hình thành từ các chất liệu như muối, dung môi và chất phụ gia.

+ Dải phân cách: Hàng rào vật lý giữ cho cực âm và cực dương cách nhau.

Pin Lithium ion được chia thành 2 loại bao gồm: pin lithium kim loại và pin lithium ion (pin Li-Ion). Trong đó, pin lithium ion không chứa lithium kim loại và có thể sạc lại được.

Nhờ việc có thể sạc đi sạc lại nhiều lần nên pin lithium ion (LIB) có tính ứng dụng cao. Được nhiều người ưa chuộng hiện nay. So với các loại pin khác thì pin lithium ion được đánh giá là loại pin thông minh nhờ những cải tiến vượt bậc, tính năng ưu việt như pin sạc rất nhanh, nhờ đó tiết kiệm điện năng và thời gian sạc, độ bền pin cao.

Pin lithium có khối lượng nguyên tử nhỏ nên trọng lượng rất nhẹ. Nhờ phản ứng rất mạnh nên khi dùng pin lithium có thể sản sinh ra một số lượng lớn khủng khiếp năng lượng trong các phản ứng hóa học. Vì đặc điểm này nên pin được nhiều người yêu thích.

Hiện nay, pin lithium ion được dùng rộng rãi trong các thiết bị di động và cầm tay điển hình như xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện….

Mẹo nhỏ trong việc sử dụng pin lithium ion giúp pin có “tuổi thọ” cao chính là chia ra nhiều lần để sạc pin. Không nên sử dụng pin đến cạn kiệt mới sạc mà hãy sạc khi pin còn 20% dung lượng. Việc giữa lại một phần năng lượng sẽ là cách để bảo vệ các tế bào của pin, giúp nâng cao độ bền của pin. Đặc biệt, khi sạc pin xe đạp điện sử dụng pin lithium ion bạn nên hạn chế sạc pin ở điều kiện nhiệt độ quá thấp hay quá cao.

1.3 Pin niken hidrua kim loại

NiMH – viết tắt của pin niken hidrua kim loại. Đây là loại pin có mặt lâu đời trên thị trường. Ban đầu pin niken hidrua kim loại được áp dụng ở một số xe hybrid và xe điện cũ. Thế hệ xe dùng pin niken hidrua kim loại đầu tiên là Toyota Prius và Honda Insight. Tuy được sử dụng từ rất lâu tuy nhiên pin niken hidrua kim loại không hề cũ và lỗi thời mà vẫn là loại pin được nhiều người sử dụng hiện nay.

Ngày nay pin niken hidrua kim loại (NiMH) được sử dụng phổ biến cho các dòng xe điện, trong đó có xe đạp điện, ô tô điện…

Pin niken hidrua (NiMH) kim loại là kiểu pin sạc lưu trữ năng lượng hydro. Pin sử dụng hỗn hợp hấp thu hydride cho anot thay cho chất cadimi bởi đây là một chất độc hại như một số loại pin khá chiện nay. Chính vì thế nên pin niken hidrua kim loại được đánh giá là loại thân thiện với môi trường. Nhờ đặc điểm này nên pin niken hidrua kim loại được nhiều người yêu thích từ xưa đến nay.

So với các loại pin khác thì pin niken hidrua kim loại (Ni-MH) có điện dung rất lớn. Có thể lớn gấp 2-3 lần các loại pin thông thường khác. Hơn nữa, hiệu ứng nhớ lại của pin nhỏ hơn. Nhờ thế sử dụng pin giúp kéo dài thời gian sử dụng.

Một trong những ưu điểm của pin niken hidrua kim loại (NiMH) là có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, từ mùa đông băng giá đến mùa hè. Nhờ thế, các dòng xe đạp điện sử dụng pin niken hidrua được ưa chuộng từ Bắc chí Nam.

So với các loại pin xe đạp điện khác thì pin niken hidrua kim loại (Ni-MH) rất dễ tái chế nhờ sử dụng lượng niken cao. Tuyệt vời hơn nữa, pin xe đạp điện Ni-MH có mật độ năng lượng rất thấp, ước tính thấp hơn khoảng 40% so với pin Lithium-ion.

Ngày nay, để tránh tình trạng thiếu điện nên nhiều hãng sản xuất pin xe đạp điện cho ra đời nhiều loại pin Ni-MH có kích thước lớn, điều này giúp cung cấp năng lượng sử dụng xe đạp điện lâu dài. Việc sử dụng pin niken hidrua kim loại kích thước lớn nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng của nó.

Tuy nhiên pin niken hidrua kim loại (Ni-MH) sạc chậm hơn pin Lithium-ion. Tốc độ xả cũng chậm hơn các loại pin khác. Hơn nữa, pin xe đạp điện niken hidrua kim loại sẽ vận hành nóng hơn vì chu kỳ sạc, thế nên bạn cần có hệ thống làm mát riêng.

Pin xe đạp điện loại nào tốt

1.4 Pin Nickel – cadmium

Pin niken cadmium hay còn được viết tắt là Ni-Cd được phát minh từ năm 1899 bởi một Waldemar Jungner đến từ Thụy Điển. Pin Nickel cadmium vào 1899 này các điện cực xốp có chứa niken, được chế tạo thành các túi chứa hỗn hợp niken cadmium nằm trong và dẫn điện qua.

Qua nhiều thời gian, pin niken cadmium ngày càng được cải tiến. Hiện tại, cấu tạo bên trong của pin niken cadmium như một “cuộn thạch” với các tấm cực dương và cực âm xốp kẹp một bộ phân tách. Đặc biệt, pin niken cadmium hiện tại không làm rò rỉ  cadmium – đây là nguyên tố có độc tính cao, cần phải được xử lý đúng cách.

So với các loại pin khác thì pin nikel-cadmium có thể sạc lại khi dùng niken oxit hydroxit và chất cadimi kim loại để làm điện cực. Với mức điện trở thấp nên pin nickel – cadmium khi dùng không quá nóng. Nhờ thế nên pin được ưa chuộng sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết. Kể cả môi trường khắc nghiệt với phạm vi nhiệt độ rộng.

So với một số pin xe đạp điện hiện nay trên thị trường. Thì pin nickel cadmium được thiết kế điện trở bên trong thấp. Nên xả nhiều năng lượng một cách nhanh chóng. Thế nên việc sạc pin rất nhanh đầy.

Ưu điểm của pin nikel-cadmium là dòng điện không đổi. Tuổi thọ của pin nikel-cadmium rất tốt có thể sử dụng hàng chục năm nếu sử dụng đúng cách. Tốt nhất bạn nên bảo quản pin nikel-cadmium ở trạng thái đã xả ở nơi vị trí khô ráo và thoáng mát. Sau 1-2 năm sử dụng, bạn nên chạy chúng qua một số chu kỳ sạc và xả. Việc xả hết pin trước khi sạc giúp chống lại hiện tượng “hiệu ứng bộ nhớ”.

Pin Nickel – cadmium

2.Cách phân biệt ắc quy và pin xe đạp điện

Để phân biệt pin xe đạp điện hay ắc quy xe đạp điện, đánh giá xem loại nào tốt. Chúng ta phải so sánh nhiều yếu tố sau đây:

2.1 Trọng lượng

So với pin thì ắc quy có trọng lượng lớn hơn. Thông thường, pin xe đạp điện thường sử dụng loại có trọng lượng 6kg. Trong khi đó, bình ắc quy có trọng lượng lên tới 18-20kg.

Ước tính xe đạp điện dùng bình ắc quy có trọng lượng tổng thể lên đến 50kg. Còn xe đạp điện dùng pin trọng lượng chỉ bằng 1/2. Nếu bạn đặt tiêu chí nhỏ gọn, nhẹ lên hàng đầu. Nên chọn xe đạp điện sử dụng pin.

2.2 Thời gian sạc

Để sạc đầy bình ắc quy chúng ta phải sạch từ 8-10 tiếng. Còn pin xe đạp điện chỉ sạc từ 4-6 tiếng là đầy. Để không đợi lâu khi nạp điện, tiết kiệm điện năng thì bạn nên chọn xe đạp điện dùng pin.

phân biệt pin xe đạp điện và ắc quy

2.3 Quãng đường di chuyển

Theo kết quả khảo sát đến từ các nhà phân phối. Xe đạp điện dùng bình ắc quy thường có quãng đường di chuyển ngắn hơn so với các dòng xe đạp sử dụng pin.

Theo đó, xe đạp điện dùng bình ắc quy có thể đi được đoạn đường trung bình 25-40km/lần sạc. Thế nên, với những người hay sử dụng xe đạp điện, đi quãng đường xa và dài. Việc dùng xe sử dụng bình ắc quy sẽ rất bất tiện.

2.4 Độ bền

Tuổi thọ của bình ắc quy sẽ dao động từ 6-12 tháng. Tương đương cho tầm 300-400 lần sạc với tổng quãng đường di chuyển chỉ 7.000km.

Trong khi đó, các loại pin xe đạp điện lại có tuổi thọ cao hơn rất nhiều. Tổng quãng đường đi được của pin xe đạp điện có thể lên tới 45.000km. Tương ứng với khoảng 900 lần sạc. Chưa kể, một số dòng xe đạp điện chạy pin có thời gian bảo hành lên tới 2 năm. Vì những ưu điểm này nên pin xe đạp điện thường được ưa chuộng hơn là bình ắc quy. Các dòng xe đạp điện hiện nay đa số được trang bị pin thay vì là bình ắc quy như thời gian trước.

3.Cách sạc pin xe đạp điện, ắc quy xe điện đúng cách

3.1 Hướng dẫn cách sạc pin xe đạp điện đúng cách

Sạc điện trực tiếp vào bình: Đầu tiên bạn cần làm là phải tắt công tắc nguồn xe. Sau đó, cắm đầu sạc vào xe mới cắm phích điện. Quan sát xem đèn báo hiệu trên bộ sạc hiện màu vàng. Lúc này bạn cần kiểm tra lại vì chưa vào điện. Trường hợp đèn báo màu đỏ là kết nối đã khởi động và pin đang được sạc. Sau khi sạc tầm 4-6 tiếng nếu đèn báo màu xanh bạn nên rút cục sạc ra vì lúc này đã đầy pin.

Trường hợp sạc pin không đầy mà đèn báo hiệu cứ trong tình trạng nhấp nháy. Nghĩa là bộ sạc điện đã hỏng nên không thể nạp pin. Lúc này bạn nên tiến hành thay bộ sạc mới.

Sạc bằng cách lấy bình ắc quy ra: Để ắc quy trên một mặt phẳng. Cắm một đầu phích điện vào bình điện. Kết nối đầu cò lại với bộ phận sạc điện. Sau đó nối dây sạc điện với ổ cắm điện bằng phích cắm. Trong quá trình sạc điện bạn không nên dốc ngược bình. Trong quá trình sạc điện bạn phải thường xuyên kiểm tra các thông số. Việc này đảm bảo bình ắc quy được sạc điện đúng công suất bình. Đây là mẹo giúp bình ắc quy không bị chai, phồng.

3.2 Quy tắc sạc pin xe đạp điện

Để nâng cao độ bền hay nâng cao “tuổi thọ” của pin. bBạn không nên sạc quá nhiều lần. Đặc biệt, khi xe vẫn còn nhiều điện bạn không nên cắm sạc. Bởi việc cắm sạc quá nhiều lần sẽ làm cho pin/ắc quy xe đạp điện nhanh hỏng, chai và phồng pin.

Thông thường, bộ sạc pin xe đạp điện hiện nay đã được cài đặt chế độ sạc đầy tự ngắt. Vì thế, bạn nên sạc pin xe đạp điện vào ban đêm giúp pin no đầy. Sáng hôm sau khi thức dậy bạn nên rút cục sạc ngay. Vì việc cắm cục sạc quá lâu sẽ rất nguy hiểm cho bộ sạc và ắc quy, tránh trường hợp cháy nổ xảy ra.

Nên sử dụng bộ sạc đi kèm của xe để tương thích điện áp, giúp việc sạc pin nhanh đầy. Không nên dùng cục sạc của dòng xe đạp điện này để cắm cho dòng xe khác. Việc sử dụng cục sạc tùy tiện sẽ làm cho pin lâu đầy, dần dần gây tình trạng chai pin.

Lưu ý là trong lúc sạc pin nếu thấy nhiệt độ của bộ sạc hay ắc quy quá cao. Hoặc có mùi cháy, khét bất thường bạn nên rút cục sạc ra ngay lập tức. Không tự sửa chữa bộ sạc. Phải mang đến cửa hàng sửa chữa xe điện để các nhân viên có chuyên môn kiểm tra và sửa chữa.

Một số người thường có thói quen cắm bộ sạc điện vào nguồn chờ sẵn mà không sạc điện cho bình. Đây là điều tối kị bạn không nên phạm phải để đảm bảo an toàn.

Cách sạc pin đúng cách nhất

Sau khi sạc xong bạn nên rút ổ cắm điện ra trước, sau đó mới rút ở bình ắc quy sau. Tuyệt đối không được kéo căng phần dây điện.

Để nâng cao độ bền của ắc quy và pin xe đạp điện thì sau khi di chuyển xe đạp điện về bạn không nên sạc ngay. Vì lúc này pin và bình đang còn nóng. Việc cắm sạc ngay sẽ gây hiện tượng chai pin, khiến pin nhanh hư hỏng. Chỉ nên sạc pin xe đạp điện tối thiểu từ 30 phút – 1 tiếng khi đi về.

Thông thường, bộ ắc quy thường có 4 đến 5 quả ắc quy nhỏ. Nếu trong quá trình sử dụng bạn quan sát thấy có dấu hiệu 1 quả nhỏ ắc quy bị chai. Bạn nên thay ngay lập tức. Bởi việc dùng ắc quy có 1 quả nhỏ bị chai sẽ khiến các quả còn lại phải làm việc quá công suất để bù vào quả bị hỏng đó. Lâu dần sẽ nhanh hỏng toàn bộ bình ắc quy.

Khi cần thay thế pin và ắc quy hãy tìm các địa chỉ hoặc cửa hàng uy tín, chuyên cung cấp hàng chính hãng. Không vì ham rẻ hay bất kì lý do nào mà mua những loại pin xe đạp điện/ắc quy xe đạp điện trôi nổi trên thị trường. Bởi việc sử dụng pin xe đạp điện/bình ắc quy kém chất lượng sẽ khiến xe đạp điện nhanh hư.

3.3 Những lưu ý khi vận hành xe đạp điện để nâng cao độ bền của acquy/pin xe đạp điện

Để nâng cao độ bền của pin xe đạp điện thì trước khi di chuyển bằng điện bạn nên đạp vài vòng. Đây là mẹo giúp xe đạp điện giảm thiểu tối đa lượng điện năng tiêu thụ.

Ở những đoạn đường đầu tiên bạn nên điều chỉnh ga từ từ. Không nên vặn hết ga để tránh làm hỏng phụ kiện xe, nhanh chai pin sau này.

Chỉ nên chở đúng trọng tải mà nhà sản xuất đưa ra. Không nên chở quá trọng tải. Khi xe đạp điện còn khoảng 20% pin bạn nên đi sạc pin xe đạp điện. Không nên để pin cạn kiệt năng lượng.

Để đảm bảo sự an toàn thì khi xuống xe bạn nên khóa xe cẩn thận. Tốt nhất rút chìa khóa ra khỏi xe để tránh trường hợp trẻ tò bò, nghịch phá xe.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH PIN XE ĐẠP ĐIỆN